Thở bụng , hay còn gọi là thở cơ hoành bản chất của nó là hít vào từ từ làm giãn nở tối đa lá phổi giúp tạo một áp xuất đẩy cơ hoành giãn ra nén một áp xuất xuống bụng dưới. Cơ hoành là một cơ vắt ngang bụng chia khoang bụng ngực ra làm 2 phần. Là cơ hô hấp chính của chúng ta. Hít thở muốn sâu và phổi giãn nở tối đa dung tích phải kích hoạt được cơ hoành chuyển động. Thói quen thở bụng mất dần khi ta lớn lên trưởng thành, quen với thở nông trong hoạt động hàng ngày. Người ta hay gọi thở bụng là phải nén khí xuống bụng dưới, huyệt đan điền, nhưng thực chất lá phổi giãn nở tối đa phần đáy lá phổi đẩy cơ hoành trì xuống … mình không nhìn thấy được chuyển động đó nhưng ta cần chú tâm cảm nhận hơi thở đi vào qua lỗ mũi, cuống họng, khí quản xuống phổi và lá phổi được nở ra… Nhưng khi thực hiện việc hít vào cần giữ xiết khoang bụng vững vào để tạo một điểm tì vô hình để giãn nở cơ hoành bên trong vì bản chất cơ hoành không tự co duỗi đc mà giãn nở nhờ sự co vào cơ chéo bụng trong. Tức là ta cần co ngắn cơ bụng lại chút giữ vững Đai Bụng (phần cạp quần) để đẩy khí trì sâu xuống đáy phổi giúp cơ hoành giãn sâu xuống. Tuy nhiên Cơ Hoành sẽ đóng vai trò quan trọng là lúc Thở Ra, khi ta xiết co ngắn bụng lại ép thành bụng đi sâu vào phần lưng thì cơ hoành được đẩy lên co ngắn lại và ép phần đáy phổi tống hết khí thải ra ngoài. Và hít vào từ đó mà được nhiều không khí hơn, dễ dàng hơn và hơi thở sâu hơn là từ đó. Việc thực hành hơi thở , không cần quá gắng gượng để hít vào càng nhiều lúc đầu mà cần thở sạch ra, giữ lại để cảm nhận rồi từ từ hít,hơi thở sẽ tự động sâu dần. Nhiều học viên không vỡ ra điều này sẽ cảm thấy khó để thở sâu được. Nhưng thực tế, hãy điều chỉnh tư thế hít thở, và tập trung thở ra quan trọng hơn việc hít vào. Hãy làm tốt 20 30 nhịp thở đầu sẽ giúp hơi thở càng lúc càng sâu và dễ dàng hơn.
Tôi sẽ có các video hướng dẫn về việc làm sao để cảm nhận được hơi thở bụng dễ dàng, và đánh thức được hơi thở bụng cùng cơ lõi sâu trong các bài viết và video về Phục Hồi Hơi Thở Bụng Thần Thánh.
Các bạn ạ, đặc trưng của Yoga là hơi thở bụng hay còn gọi là thở cơ hoành. Tuy nhiên còn rất nhiều điều về ứng dụng thở bụng mà ta có thể chưa đc biết đến. Ví dụ trong thể dục thể thao, hay trong ứng dụng yoga vào y học giúp điều chỉnh huyết áp, phục hồi cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên theo ứng dụng Khoa Học Vận Động vào lĩnh vực thể dục nói chung thì ngay cả các bộ môn Gym hay Pilates hay khi vận động Cadior , cho đến nhưng môn thể dục khác … Để giữ được suổn định của thân giữa người ta hít một hơi thật sâu đẩy khí xuống khoang bụng và ém hơi lại tạo áp suất vùng bụng thành một khối vững chắc hệ thống cơ xung quanh 4 bề được làm mạnh lên, người ta gọi là nén khí bụng dưới, embrassing core…Người ta sẽ xiết vững vùng bụng và thực hiện hơi thở ngắn nông với phần ngực khi thực hành chuyển động cơ thể với cường độ nhanh. Với Yoga chuyển động ít hơn và chủ yếu giữ tĩnh nhiều nên hơi thở bụng sâu và thở ra thì thường thở sạch rút hết hơi ép chặt bụng, các trường hợp khác cần tạo áp suất vùng bụng gồng bụng để giữ thế thì vẫn giữ một phần hơi ở bụng như các bộ môn vận động khác. Đây cũng là một điểm tôi ứng dụng vào thực hành Asana để kiểm soát vững thân giữa khi ta chuyển động ra vào các tư thế Yoga.
Có một điểm lưu ý rằng, thói quen hít thở bụng có được nhờ sự rèn luyện hơi thở theo một thời gian và biến việc thở bụng thành một thói quen cơ thể. Một số người cơ bụng thành bụng mỏng, lỏng, yếu, đàn hồi kém và mất cân bằng cơ thân trước thân sau sẽ khó cảm nhận về hơi thở bụng. Việc thực hành sẽ kèm với tập luyện tăng độ cảm nhận thần kinh cơ vùng thân giữa này, bao gồm cả bụng, lưng, mạn sườn, sàn chậu, hông …
Trong rèn luyện yoga tôi hay có câu rằng: Hít một hơi thật sâu, xiết chắc cơ thể, nén khí xuống vùng bụng, lấy lực thì cơ trung tâm, giữ hơi chuyển động vào thế và thở ra thư giãn quan sát sự tác động vùng tác động chính cơ thể. Đây chính là cách ta kiểm soát cơ thể khi thực hành Asana, có phải đó chính là Lấy hơi thở làm gốc trong tập luyện không ạ? Chúng ta hay có câu Ý dân khí, khí dẫn huyết, huyết dẫn lực. Khi ta nghĩ đúng thì hít thở đúng, nén khí xuống bụng tạo áp xuất dẫn huyết về vùng trung tâm cơ thể, huyết dẫn lực khi thở ra chuyển động vào thế. Hít thở đúng thì tập ko hề mệt chút nào. Cái ta cần ban đầu là xiết vững cơ thể để ko gây áp lực vào khớp và hít thở để chuyển động và đả thông khi tập Yoga. Thật là tuyệt vời đó ạ.